TRỤ SỞ CHÍNH

  • 56 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • +84 28 3897 0191

Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và Giáo dục Ngôn ngữ 2024” (LERCON 2024)

Sáng ngày 16/10/2024, Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB) đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và Giáo dục Ngôn ngữ 2024” (LERCON 2024).

Tham dự hội thảo có PGS.TS.Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng nhà trường, Ban lãnh đạo Khoa Ngoại ngữ, giảng viên, sinh viên Khoa Ngoại ngữ và khách mời từ các trường bạn.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Nguyễn Đức Trung đánh giá cao sự phát triển của Khoa Ngoại Ngữ, phù hợp với định hướng phát triển liên ngành của nhà trường và cũng khẳng định LERCON 2024 là hội thảo có chất lượng tốt với cả bài viết bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Đồng thời PGS.TS. Nguyễn Đức Trung cũng gửi lời cảm ơn sự nỗ lực của Ban tổ chức và của Khoa Ngoại ngữ, định hướng Hội thảo LERCON năm sau sẽ được tổ chức ở quy mô cấp Quốc gia.

PGS.TS. Nguyễn Đức Trung phát biểu khai mạc Hội thảo

Hội thảo được lắng nghe 5 tham luận nghiên cứu về ngôn ngữ dàn trải các kĩ năng nghe, nói, viết tiếng Anh và ngôn ngữ tiếng Trung.

Tham luận 1 do ThS. Nguyễn Thành Tuân trình bày với tiêu đề“Challenges and advantages of implementing the Flex Model Blended Learning in teaching business English of full-time students at Ho Chi Minh University of Banking” đã giới thiệu tầm quan trọng của việc ứng dụng các mô hình khác nhau của Blended Learning nói chung và tính hiệu quả của Flex Model nói riêng trong việc giảng dạy tiếng Anh thương mại tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh.

ThS. Nguyễn Thành Tuân trình bày tham luận 1

Tham luận 2 với tiêu đề“Exploring the effects of MALL application on students’ listening skills and learning motivation” do các báo cáo viên đến từ trường đại học Tôn Đức Thắng là ThS. Hồ Phương Thảo và sinh viên Ngô Lê Hoài Nhung trình bày về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, cụ thể là sử dụng các ứng dụng di động để hỗ trợ thêm cho việc học kĩ năng Nghe của sinh viên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để chỉ ra rằng việc ứng dụng apps trong việc luyện tập dẫn tới sự cải thiện trong kĩ năng Nghe cũng như tạo động lực cho việc học Ngoại ngữ.

ThS. Hồ Phương Thảo và sinh viên Ngô Lê Hoài Nhung trình bày tham luận 2

Tham luận 3 do TS. Lâm Thành Nam trình bày với tiêu đề “Washback effects of school-based oral assessment on teaching and learning EFL speaking skills”- đã giới thiệu các tác động dội ngược của các bài đánh giá kĩ năng Nói ở bậc Đại học. Nghiên cứu thực hiện tại ba trường đại học của Việt Nam chỉ ra rằng việc đánh giá kĩ năng Nói đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực trong giảng dạy như việc thay đổi phương thức dạy và học. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra cách khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

TS. Lâm Thành Nam trình bày tham luận 3

Tham luận 4 do ThS. Nguyễn Lê Trâm Anh trình bày với tiêu đề “Examining prewriting activities for English majors at Ho Chi Minh University of Banking”. Với bài tham luận này, báo cáo viên chia sẻ động lực thực hiện nghiên cứu xuất phát từ thực trạng sinh viên coi trọng việc học từ vựng và ngữ pháp trước khi viết hơn là các hoạt động khai thác ý tưởng. Nghiên cứu chỉ ra rằng thực hiện các hoạt động lên ý tưởng trước khi viết giúp các bài viết của sinh viên được sắp xếp tốt hơn cũng như cải thiện chất lượng toàn bài viết. Từ đó đưa ra kết luận đây là hoạt động hữu ích và nên được giáo viên thực hiện thường xuyên trong lớp học.

ThS. Nguyễn Lê Trâm Anh trình bày tham luận 4

Tham luận 5 “Bàn về tính dân chủ trong lớp học tiếng Trung Quốc và cách thức thực hiện” do báo cáo viên Nguyễn Gia Quy trình bày về lớp học mang tính dân chủ hơn, lấy sinh viên làm trung tâm. Sau khi quan sát một lớp học tiếng Trung, tác giả đưa ra các thách thức về quan niệm truyền thống, nền văn hoá, công nghệ và tài nguyên trong lớp học mà giáo viên và các trường đại học cần lưu ý để xây dựng lơp học dân chủ.

Báo cáo viên Nguyễn Gia Quy trình bày tham luận 5

Sau phần trình bày của đại diện các nhóm viết bài tham luận là sự thảo luận sôi nổi giữa diễn giả và giảng viên, và sinh viên tham dự hội thảo. Qua phần hỏi- đáp, các nội dung khoa học liên quan đến việc dạy và học ngôn ngữ được làm sáng tỏ và một số hướng nghiên cứu mới cho tương lai.

      Trong phần phát biểu kết thúc hội thảo, ThS. Nguyễn Ngọc Phương Dung, đại diện Ban tổ chức, cảm ơn các diễn giả, giảng viên và sinh viên tham dự hội thảo, và hy vọng LERCON sẽ là cầu nối giữa các nhà khoa học, các giảng viên, nghiên cứu sinh và học viên cao học trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng. Đồng thời, mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của mọi người trong các hội thảo LERCON trong tương lai, với quy mô ngày càng lớn hơn.

Ảnh chụp tập thể các đại biểu tham dự hội thảo

 

 

Khoa Ngoại Ngữ

Liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

    56 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    +84 28 3897 0191

    khoangoaingu@hub.edu.vn

Liên kết mạng xã hội

Facebook Page

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE